Tuesday, March 31, 2015

TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN


Trống đồng Đông Sơn là biểu tượng của nền văn hóa Đông Sơn - một nền văn hóa phát triển rực rỡ nhất của người Việt cổ. Trống đng Đông Sơn xuất hiện từ thế kỉ thứ 7 trước Công nguyên tồn tại đến khoảng thế kỉ thứ 6 trước Công nguyên, trong suốt hàng nghìn năm luôn là vật tượng trưng cho tinh hoa văn hóa cũng như là ý chí quật cường của nhân dân ta.

Quê hương của trống đồng Đông Sơn là miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Việt Nam. Đây là loại sản phẩm trí tuệ của người Việt cổ, vì nó được ra đời là một sản phẩm tượng trưng cho sự sáng tạo và quá trình phát triển kỹ thuật luyện kim đồng thau trên bản địa -  một nền văn hóa đồng thau bậc nhất Đông Nam Á.


Trống đồng nước ta có nhiều loại hình khác nhau, nhưng củ yếu xuất phát từ trống đồng Đông Sơn. Đỉnh cao của sự sáng tạo ấy là trống đồng Ngọc Lũ, đã hoàn thiện kỹ thuật chế tạo trống đồng.
Giữa mặt trống là hình ngôi sao (theo quan niệm người xưa đó là Mặt trời), phần nhiều là sao 12 cánh, xen giữa các cánh sao là họa tiết lông công hoặc những đường vạch chéo có hình tam giác lồng vào nhau. Bao quanh các ngôi sao có hình người, hình vật, động vật và hoa văn hình học (đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến, hoa văn hình chữ  gẫy khúc, hoa văn răng cưa và vạch ngắn song song). Thân trống thường có
hình Mặt trời ở giữa mặt trống 


hình thuyền, hình vũ sĩ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học. Quai trống thường làm theo hình dây thừng bện. Những hình ảnh đời sống sinh hoạt, lao động thường ngày của Việt cổ đã được khắc họa lên mặt trống đồng, tạo nên sự đặc biệt, tinh tế và độc đáo của trống đồng. Văn hóa – xã hội người Việt cổ cũng được tái hiện lên bề mặt chiếc trống đồng Đông Sơn. những hình ảnh được tôn sung của người Việt cổ như mặt trời, mũ lông chim, Rồng, cò, vạc, sếu, những bộ trang phục quần áo hình chim, hình ảnh những tháp đồng, rìu đồng…là những vật thể hiện sự sùng bái mặt trời và chim vật tổ của người việt cổ.


biểu tượng giã gạo trên mặt trống đồng



 hình dáng chim được khắc trên trống đồng
Trống Đông Sơn còn thể hiện dấu ấn của triều đại Hùng Vương. Đếm kĩ số lượng chim trong các vành chim bay trên mặt trống đồng- loại chim được nhiều nhà nghiên cứu xem là vật tổ của người Việt cổ - thì mỗi vành có đúng 18 chim! Con số 18 ẩn chứa một sự tinh tế và độc đáo của người sáng tạo, nó liên quan đến những câu chuyện truyền thuyết về 18 đời vua Hùng và thời An Dương Vương.
hoạt động chèo thuyền
Không phải tự nhiên mà họ lại kì công tạo ra chiếc trống đồng tỉ mỉ, tuyệt diệu và độc đáo như vậy, mà chiếc trống đồng Đông Sơn thể hiện sự sáng tạo, sự đúc kết tinh hoa văn hóa của dân tộc. Trong những nghi lễ trang nghiêm cũng như dịp hội hè vui vẻ, tiếng trống đồng trầm hùng vang vọng tạo ra một không khí uy nghi, làm tăng lòng tự hào dân tộc và làm cho kẻ thù phải khiếp sợ.
trống đồng được sử dụng trong lễ hội

No comments:

Post a Comment